EBOOK "THẾ GIỚI PHẲNG"

Posted by

Đôi lời về cuốn sách:

"Thế giới phẳng" của nhà báoThomas L.Friedman là một tác phẩm đã gây tiếng vang lớn cho độc giả Việt Nam và đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Tác phẩm viết về một thế giới mà nhân loại đang sống, giống như một "tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21" - háo hức và đầy ắp thông tin từ những câu chuyện diễn ra trong thời đại chúng ta.
Cũng từ đó, nó gợi mở những hướng trả lời cho câu hỏi: thế giới đã thay đổi như thế nào trong kỷ nguyên bùng nổ của Công nghệ thông tin và truyền thông? Thế giới trở nên "phẳng" từ bao giờ và "phẳng" như thế nào? Đâu là phần còn "không phẳng"? Đó còn là một tác phẩm đưa ta vào những triết lý về xã hội đương đại, day dứt bởi câu hỏi chưa có lời giải đáp: con người tìm hạnh phúc ở đâu và bằng cách nào?



Giữa cái náo nức, cái thách thức mời gọi của cuộc sống trên trái đất đang diễn ra từng ngày từng giờ mà sức nóng của nó không còn khó cảm nhận với con người VN như những năm gần đây, "Thế giới phẳng" là một hình ảnh cô đọng đến mức khiến ta nửa tin nửa ngờ cái kết cục của nó trong sự phát triển của nhân loại .
Phải công nhận rằng các học giả phương Tây đã rất giỏi trong việc đưa ra các từ ngữ mô tả cho các hiện tượng mang tầm nhận thức, rất ngắn gọn nhưng đầy sức sống, tính triết lý và tính gợi cảm. Chúng đẩy người đọc, người nghe đến tận cùng của trí tưởng tượng, vừa cụ thể như một tiếng "à", vừa loé sáng làm thức tỉnh vùng nhận thức của con người vốn đã nhạy cảm trong cuộc sống ngày nay. Chúng thôi thúc con người ta từ ý nghĩ đến hành động.
Dễ dàng nhận thấy rằng, từ "Chiến tranh lạnh", "Chiến tranh phi đối xứng", "Môi trường xanh", "Toàn cầu hoá", "Chiến lược đại dương xanh"… đến "Thế giới phẳng", và xa vời hơn là "Cái vô hạn trong lòng bàn tay"... đang là những cụm từ thường nhật trên các phương tiện thông tin thế giới.
Thế nhưng, các từ ngữ này, cũng như một bài thơ, một bức hoạ, mỗi người chúng ta đều có những xúc cảm riêng và phản ứng không giống nhau trước những gì mà chúng mang lại. Cao hơn nữa, việc nhận thức được chúng thì không phải ai cũng giống ai và lúc nào cũng dễ dàng như ta tưởng.
Xin kể câu chuyện đã xảy ra mà người viết bài này, không cố tình, nhưng đã chẳng may bị biến thành người "gây chuyện". Sau khi đọc "Thế giới phẳng", tôi đưa về cho một người bạn ở quê ngoại, một vùng quê mà suốt gần 40 năm qua tôi, đã đi đi về về. Nơi đó có những cánh đồng, những ngõ xóm, những con người mà hầu như không có gì đổi thay lắm kể từ buổi đầu tiên tôi gặp. Đó là thiên nhiên - đơn giản nhưng hấp dẫn đến lạ kì cho những ai đang sống nơi phồn hoa đô thị.
Rồi bẵng đi một thời gian, khi trở về vùng quê ấy, tôi được dự một cuộc "hội thảo" bất ngờ về cuốn sách đó. Tham dự "hội thảo" gồm 5 "cụ" trong hội cựu chiến binh (hầu hết là cấp "tá"), 2 cán bộ Nhà nước về hưu, 1 "văn nghệ sĩ" đã từng có thơ đăng báo, và tất nhiên cả anh bạn tôi - 1 giáo viên trường làng. Tự nhiên tôi trở thành người bị “phỏng vấn” thông tin về cuốn sách. Từ người dịch: TS. Nguyễn Quang A và đồng nghiệp, đến tạp chí "Tia sáng", đến Báo điện tử VietNamNet đã có những bài viết thế nào về cuốn sách. Rồi về cảm nhận của vài người quen biết khi đọc tác phẩm… Đại loại có gì tôi biết, tôi đều cố gắng truyền đạt lại trong cuộc "hội thảo" ngẫu nhiên này.
Cũng may, một số "tài liệu" liên quan tôi gửi về vẫn còn ở chỗ bạn tôi, dù chúng có vẻ hơi nhàu, có lẽ do bị truyền tay nhiều. Trong số đó, tôi đã phản ánh nhận định của tác giả Nguyễn Trung trong bài viết ""Thế giới phẳng" và Việt Nam chúng ta" đăng trên tạp chí "Tia sáng" (16/08/2006):
"Lúc ấy, khi đọc xong, tôi đã tóm tắt "Thế giới phẳng" trong một câu cho mình để dễ nhớ: "Làm chủ mặt hủy diệt và khai thác mặt sáng tạo của "Thế giới phẳng", đó là cách ứng xử tối ưu chúng ta nên lựa chọn. "Thế giới phẳng" có cơ hội cho mọi người, mọi quốc gia. Câu chuyện của chúng ta là nhận biết ra cơ hội và tưởng tượng ra được cách nắm bắt nó, mọi việc bắt đầu từ con người tự do".
(Nguồn: Sưu tầm)

Mời các bạn tải sách Tại Đây
Nghe thêm nhiều sách nói hay khác tại: Kho sách nói Full
Share on FacebookTweet on TwitterShare on Google+

You Might Also Like